Định vị sản phẩm là gì? Nó có tác dụng gì? Và cách định vị như thế nào?
Khái niệm
Định vị sản phẩm (Product positioning) trên thị trường là thiết kế một sản phẩm có những đặc tính khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, nhằm tạo cho sản phẩm một hình ảnh riêng trong con mắt khách hàng.
Nói cách khác, Nó là xác định vị trí một sản phẩm trên thị trường cho khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp nhằm giành được lượng khách hàng nhất định.
Tác dụng của định vị sản phẩm thương hiệu
Silver Fitness Pineta Sacchetti chewable tren dosing sexy fitness couple indian videos
Để định vị một cách hiệu quả, cần xác định được các lợi thế bền vững mà công ty có thể phát huy. Các lợi thế công ty có được nhờ cung cấp cho khách hàng giá trị lớn hơn so với đối thủ về giá, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng tốt hơn. Hình ảnh công ty uy tín hơn, tin cậy hơn, nhân viên có năng lực, thân thiện với khách hàng.
Định vị còn là làm khác biệt sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Vậy điều gì làm cho sản phẩm của công ty khác biệt và tốt hơn so với đối thủ?
Muốn định vị sản phẩm cần phải xác định rõ những vấn đề sau
- Khách hàng đánh về sản phẩm như thế nào?
- Các đặc tính nào của sản phẩm được khách hàng ưa chuộng?
- Công ty có lợi thế gì để tạo ra được các đặc tính đó?
Thế nào là vị trí của sản phẩm trên thị trường
Khi có nhiều sản phầm cùng loại trên thị trường thì quá trình mua, khách hàng sẽ cân nhắc, so sánh giữa các sản, tức là xếp loại chúng theo các tiêu thức lợi ích quan trọng mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Như vậy khách hàng đã “định vị” sản phẩm, hay đặt sản phẩm vào một vị trí nhất định. Qua điều tra khách hàng, công ty xây dựng được một “bản đồ định vị” các sản phẩm hiện hành. Vị trí của sản phẩm có tác động mạnh đến quyết định mua hay không của khách hàng.
Khách hàng định vị về sản phẩm như thế nào
Khách hàng có thể tự họ định vị thông qua kinh nghiệm khi tiêu dùng sản phẩm đó hay qua ảnh hưởng của bạn bè, đồng nghiệp đã sử dụng. Tuy nhiên, để chủ động, doanh nghiệp cần phải chủ động tác động đến khách hàng, giúp họ định vị đúng đắn sản phẩm. Điều này có thể thực hiện thông qua các chiến lược Marketing mix.
Lợi ích của định vị .
-Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty
-Thực hiện phương châm bán những thứ mà khách hàng cần.
Các loại định vị sản phẩm
Định vị dựa vào các đặc tính của sản phẩm
Đối với một số các sản phẩm, khách hàng mục tiêu có thể quan tâm tới các đặc trưng lợi ích nào đố mà họ đáp ứng khi dùng. Chẳng hạn, đó là đặc tính như bền, tiết kiệm xăng, giá cả phải chăng đối với xe máy; là vùng phủ sỏ điện thoại di động lớn, internet tốc độ cao, dịch vụ phong phú, tốt…
Muốn định vị theo kiểu này, công ty phải hiểu được những lợi ích mà khách hàng mong đợi khi dùng sản phẩm, đồng thời phải hiểu được nhận thức của khách hàng về các đặc tính đó đối với các sản phẩm cạnh tranh hiện có trên thị trường.
Định vị thông qua các hình ảnh về khách hàng
Đối với một số sản phẩm không có sự phân biệt rõ ràng bởi các đặc tính của nó. Trong trường hợp này người ta gán cho sản phẩm một lối sống, hàng vi, phong cách cho người sử dụng nó. Thông qua quảng cáo, tuyên truyền các nhà tiếp thị khắc họa và nhận thức của khác hàng một nhận thức đó về sản phẩm
Ví dụ: Các sản phẩm đồ uống như bia hay nước khoáng thường khó phân biệt đặc tính như màu sắc mùi vị. Do vậy công ty quảng cáo bia thông qua việc xây dựng hình ảnh về khách hàng mục tiêu mà họ hướng tới. Bia Tiger xây dựng hình ảnh khách hàng là những người mạnh mẽ, dũng cảm.
Định vị theo đối thủ cạnh tranh
Theo kiểu định vị này, “vị trí ” của sản phẩm đối thủ cạnh tranh được lấy để so sánh với sản phẩm của công ty. Công ty có thể định vị ở vị trí cao hơn, hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Khi định vị cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, công ty cần có các năng lực vượt trội về những mặt nào đó để đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh.
Định vị theo chất lượng/giá
Hai tiêu thức quang trọng là “chất lượng” và “giá cả” thường được lấy làm các tiêu thức để tạo ra một vị trí mà khách hàng mong đợi cho sản phẩm của công ty. Từ hai biến số chất lượng, giá cả. Công ty có thể có các chiến lược định vị như sau:
- Giá thấp – chất lượng thấp
- Giá thấp – chất lượng cao
- Giá cao – chất lượng cao
Thông thường, chất lượng thấp thì giá thấp, chất lượng cao đi kèm với giá cao. Nhưng nếu công ty có khả năng thì có thể chọn chiến lược giá thấp – chất lượng cao.
Chiến lược định vị
Khi trên thị trường có các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, công ty phải định vị thương hiệu sản phẩm của mình trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh đó.
Cạnh tranh trực diện với các sản phẩm hiện có trên thị trường
Khi bạn chọn chiến lược này, công ty phải thuyết phục khách hàng qua các ưu thế của sản phẩm công ty so với các sản phẩm cạnh tranh: rẻ hơn, bền hơn, an toàn hơn, nhanh hơn. Như vậy công ty đang đối đầu trực tiếp với đối thủ cạnh tranh.
- Khi công ty có khả năng tạo ra sản phẩm có ưu điểm hơn hẳn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
- Khi khách hàng có thể nhận biết được ứu thế của sản phẩm của công ty (các đặc tính ưu việt rõ nét)
- Thị trường vẫn đủ rộng để cả hai có chỗ đứng.
Chiếm vị trí mới trên thị trường
Trong trường hợp này công ty phải tìm được chỗ trống trên thị trường để đưa sản phẩm của mình vào đó, tức là phát hiện ra nhu cầu nào đó của thị trương vẫn chưa được đáp ứng. Có thể nêu ra đây các chiến lược định vị như sau
Chiến lược định vị bằng giá và chất lượng
Khi cân nhắc mua một sản phẩm, khách hàng thường quan tâm đến hai đặc tính là chất lượng và giá cả. Có bốn khả năng sau khi xem sét.
- Giá thấp – chất lượng thấp
- Giá thấp – chất lượng cao
- Giá cao – chất lượng thấp
- Giá cao – chất lượng cao
Chiến lược thị trường ngách cũng thuộc loại này, tức là con ty tìm một “ngách” nhỏ trên thị trường để tránh đối đầu trực diện với đối thủ mạnh.
Chiến lược định vị liên quan đến thị trường mục tiêu
Công ty có thể định vị lại để thay đổi thị trường mục tiêu cho sản phẩm. Như do tỷ lệ sinh đẻ giảm sút, một số công ty sữa chuyển từ thị trường mục tiêu là trẻ em sang khách hàng lớn tuổi.
Các bước tiến hành định vị
- Xác định vị trí của sản phẩm cạnh tranh hiện hành theo các tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng.
- Căn cứ vào tiềm lực công ty để chọn chiến lược cạnh tranh.
- Xây dựng hệ thống marketing mix phù hợp với chiến lược được lựa chọn.
Sau khi công ty xác định được chiến lược định vị thương hiệu sản phẩm đưa ra thị trường. Họ phải triển khai xây dựng chiến lược Marketing mix để nhắm vào thị trường mục tiêu. Đây là công cụ marketing mà doanh chủ động tác động vào thị trường mục tiêu. Nhằm hình thành trong nhận thức của khách hàng về hình ảnh sản phẩm sắp đưa ra thị trường. Khi ra sao cho tương xứng với vị trí công ty đã chọn ở trên.
Trên đây là một số thông tin về thế nào là định vị thương hiệu sản phẩm cao cấp.
Bạn đang cần tìm một đội ngũ thiết kế logo sáng tạo và chuyên nghiệp. hãy liên hệ với AZCO ngay để nhận được những tư vấn tốt nhất cho mẫu logo của riêng bạn.